nhà thông minh lumi

Đăng xuất

       Cài đặt kịch bản

Thị Trường Đèn LED Tại Việt Nam Dự Kiến Cán Mốc 1 Tỷ USD Vào Năm 2026

Đời sống nâng cao, con người có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào không chỉ các tiện ích cơ bản mà các giá trị tinh thần trong không gian sống và làm việc. Đơn cử như trong lĩnh vực chiếu sáng – nhu cầu tưởng chừng chỉ là cơ bản nhưng đã được nâng cao với các tính năng thông minh, thẩm mỹ khác. Thực tế hiện tại, các loại đèn thông thường như đèn sợi tóc, đèn huỳnh quang lâu nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng cơ bản. Nhược điểm tiêu hao nhiều điện năng, tỏa nhiều nhiệt, độ bền thấp là lí do khiến người tiêu dùng trên thế giới chuyển hướng từ các loại đèn này sang đèn LED với các ưu điểm nổi bật. Không nằm ngoài xu hướng trên, Việt Nam hứa hẹn khai thác tốt thị trường đèn LED và tiến gần tới phát triển mạnh mẽ tại “mảnh đất màu mỡ” về đèn cao cấp theo xu hướng toàn cầu.

Từ góc nhìn tổng quan, châu Á Thái Bình Dương tiềm năng tăng trưởng ngoạn mục về thị trường đèn cao cấp

Quy mô thị trường chiếu sáng cao cấp toàn cầu dự kiến sẽ đạt 24,32 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 6,1%, theo công ty nghiên cứu thị trường Grand New Research.

Châu Á là khu vực phát triển nhanh chóng trong thị trường đèn cao cấp toàn cầu

Nhu cầu chiếu sáng cao cấp ngày càng tăng ở các nước phát triển do cơ sở hạ tầng tốt hơn và thu nhập khả dụng cao hơn dự kiến ​​sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chiếu sáng. Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ đạt ​​tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 8,5% từ năm 2017 đến năm 2025.

Cụ thể hơn, đèn chiếu sáng cao cấp trên thị trường toàn cầu nói chung và tại châu Á nói riêng vào năm 2025 sẽ chứng kiến sự “lên ngôi” của công nghệ chế tạo đèn LED, đèn không dây và đèn dùng trong thiết kế nội thất hiện đại.

Đèn LED trở thành lựa chọn đèn hàng đầu. Nguồn: Pinterest

Đèn không dây trở thành xu hướng nhờ tính linh hoạt và thiết kế hiện đại. Nguồn: Dezeen

Thiết kế đèn hiện đại cho nội thất sang trọng. Nguồn: Occhio

Bên cạnh đó, khả năng kết nối với thiết bị khác để tạo hệ thống chiếu sáng thông minh là yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên. Chức năng cho phép điều chỉnh độ sáng, thay đổi màu sắc và hỗ trợ cảm biến cũng là những yếu tố “đòn bẩy” cho thị trường ngành hàng này. 

Việt Nam và thị trường đèn LED cao cấp – cơ hội “bơi ra biển lớn”

Theo dự báo của Research and Markets, thị trường chiếu sáng LED Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 1,056 tỷ USD vào năm 2026. Dễ thấy rằng các thiết bị đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt đang dần được thay thế bởi đèn LED ở cả mảng chiếu sáng, trang trí nhà ở và chiếu sáng công nghiệp nhờ vào tính tiết kiệm điện, tuổi thọ, độ bền cao và thân thiện với môi trường.

Thị trường đèn LED Việt Nam vào năm 2026 được kỳ vọng sẽ đạt 1,056 tỷ USD

Đèn LED không chỉ là sản phẩm đèn được lựa chọn nhiều mà còn trở thành định hướng sử dụng điện được chính phủ Việt Nam khuyến khích. Chính phủ Việt Nam đang tích cực ủng hộ việc sử dụng đèn LED thông qua hai dự án lớn – Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) và Kế hoạch mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng hiệu quả (VNEEP) – nhằm giảm tiêu thụ năng lượng và tác động tiêu cực lên môi trường. Nhờ các ưu điểm vượt trội so với công nghệ chiếu sáng thông thường, đèn LED được kỳ vọng thống trị ngành công nghiệp chiếu sáng của cả nước trong những năm tới.

Đời sống nâng cao, con người có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào không chỉ các tiện ích cơ bản mà các giá trị tinh thần trong không gian sống và làm việc. Đơn cử như trong lĩnh vực chiếu sáng – nhu cầu tưởng chỉ cơ bản nhưng đã được nâng cao với các tính năng thông minh, thẩm mỹ khác. Cùng với sự phổ biến của các mô hình nhà thông minh, văn phòng thông minh tại Việt Nam hiện nay, hệ thống chiếu sáng cũng đòi hỏi thêm các tính năng điều khiển từ xa bằng giọng nói hay smartphone, tùy biến ánh sáng theo từng thời điểm trong ngày, đồng thời phải đem đến ấn tượng về thị giác, làm nổi bật phong cách thiết kế nội thất của từng không gian.

Nắm bắt được xu thế đó, nhiều công ty công nghệ quốc tế lẫn nội địa Việt Nam đã có những định hướng phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu chiếu sáng ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Philips, Panasonic, Rạng Đông và Điện Quang là các thương hiệu đã có tên tuổi trong ngành chiếu sáng đã và đang tích cực tham gia vào thị trường này.

Đánh giá về thị trường đèn chiếu sáng cao cấp trong nước, ông Nguyễn Đức Tài, CEO của Lumi – đơn vị vừa gia nhập thị trường chiếu sáng thông minh tháng 11 năm 2020, nhận định: “Đây là cơ hội vàng cho các nhà cung cấp giải pháp chiếu sáng, đặc biệt là ở phân khúc trung và cao cấp. Để có được lợi thế cạnh tranh và trở thành lựa chọn số một trong mắt người dùng, các doanh nghiệp Việt cần không ngừng cập nhật về khoa học – công nghệ, nâng cấp tính năng mới cho phù hợp với thị hiếu. Khi khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới việc “tận hưởng” thay vì đơn thuần “sử dụng” ánh sáng, đèn LED chỉ thông minh thôi chưa đủ, họ muốn đèn điện còn phải ứng dụng được vào thiết kế chiếu sáng, làm sao hòa quyện với kiến trúc và nội thất để đem lại ấn tượng thị giác cũng như hiệu ứng cảm xúc cho người nhìn.”

Các sản phẩm chiếu sáng Lumi Việt Nam đang cung cấp

Có thể nói, thị trường đèn LED cao cấp nói riêng và đèn cao cấp nói chung vừa là “miếng bánh hấp dẫn”, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Nâng cao công nghệ cốt lõi, đổi mới linh hoạt để bắt kịp xu hướng song vẫn mang tới trải nghiệm ánh sáng mới lạ, mãn nhãn, tốt cho sức khỏe là chìa khóa giúp chinh phục khách hàng và khẳng định vị thế cho Việt Nam trong lĩnh vực chiếu sáng cao cấp.

Lumi Việt Nam

Lumi Việt Nam là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực smarthome tại Việt Nam. Thành lập từ 2012, sau gần 1 thập kỷ phát triển, đến nay Lumi đã cung cấp giải pháp nhà thông minh cho hơn 40.000 khách hàng trong và ngoài nước, đạt nhiều giải thưởng và chứng nhận chuyên môn. Hiện công ty có 135 nhà phân phối trên khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam, xuất khẩu các sản phẩm tự nghiên cứu và sản xuất đến thị trường nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Australia, Brazil,…

Trả lời