nhà thông minh lumi

Đăng xuất

       Cài đặt kịch bản

Xu hướng thị trường: Nhà thông minh có dây hay không dây? Chuẩn kết nối nào ổn định nhất?

Nhà thông minh là xu hướng không thể bỏ qua khi con người bước chân vào cuộc cách mạng 4.0. Đặc biệt, khi các công nghệ không dây phát triển, đem lại các chuẩn kết nối ổn định như Zigbee, Ble Mesh… đã giúp phân khúc nhà thông minh không dây tăng trưởng mạnh mẽ, vượt lên dẫn đầu thị trường.

1. Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các ngôi nhà, căn hộ, công trình xây dựng có trang bị, cài đặt các thiết bị thông minh. Nhà thông minh có khả năng hoạt động tự động hoặc bán tự động, thích ứng với các ngữ cảnh theo thiết lập của người dùng. Qua đó, thay thế gia chủ thực hiện một số thao tác quản lý, điều khiển. 

Về mặt bản chất, nhà thông minh là sự kết nối có hệ thống của các thiết bị thông minh, giúp chủ nhà nâng cao chất lượng sống, giảm thiểu lãng phí điện năng. Nhà thông minh thường xuyên được nhắc tới như một xu hướng tiên tiến hướng tới một cuộc sống tiện nghi, thoải mái, an toàn nhờ những tiện ích đa dạng. 

2. Nhà thông minh không dây dần thống trị thị trường

Mô hình nhà thông minh có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau. Một trong số đó, phải kể đến tiêu chí “kết nối” giữa các thiết bị trong hệ thống với 3 phân khúc: nhà thông minh có dây, nhà thông minh không dây và hỗn hợp. Mỗi loại nhà thông minh đều có ưu, nhược điểm riêng biệt. Người dùng có thể cân nhắc lựa chọn tùy thuộc vào chi phí, độ tin cậy, tính linh hoạt và khả năng mở rộng hệ thống nhà thông minh.

Nhà thông minh không dây ngày càng được ưa chuộng
Nhà thông minh không dây ngày càng được ưa chuộng

Hiện nay, phân khúc nhà thông minh không dây đang chiếm ưu thế vượt trội. Theo báo cáo của The Brainy Insights, tỷ lệ thị phần của nhà thông minh không dây trong năm 2022 đạt tới 46%. Đặc biệt, phân khúc này được ước tính sẽ phát triển nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 15,4% trong giai đoạn từ 2023 tới 2030 (theo IndustryARC). Đây là một kết quả đáng chú ý, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trong đó, không thể không kể đến các công nghệ không dây mới cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ internet vạn vật (IoT).

2.1. Tại sao nhà thông minh không dây ngày càng được ưa chuộng?

Nhà thông minh không dây cho phép điều khiển các thiết bị từ xa, qua smartphone hay giọng nói
Nhà thông minh không dây cho phép điều khiển các thiết bị từ xa, qua smartphone hay giọng nói

Nhà thông minh không dây là hệ thống nhà với các thiết bị được kết nối và điều khiển thông qua các chuẩn công nghệ truyền thông không dây, chẳng hạn như Zigbee, Ble Mesh, Z-Wave, Wifi,… Thông qua bộ điều khiển trung tâm, người dùng có thể điều khiển các thiết bị từ xa, qua smartphone hay giọng nói.

– Ưu điểm

  • Giá thành “hợp túi tiền”: So với hệ thống có dây, nhà thông minh không dây có giá thành đầu tư thấp hơn, phù hợp với kinh tế nhiều người Việt.
  • Linh hoạt trong việc thay đổi, nâng cấp: Với nhà thông minh không dây, người dùng có thể thay đổi, nâng cấp các thiết bị một cách dễ dàng, không ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà.
  • Lắp đặt đơn giản, tận dụng hạ tầng điện có sẵn tại công trình: Với kết nối không dây, hệ thống nhà thông minh không yêu cầu đục tường hay can thiệp vào hệ thống điện. Người dùng thậm chí có thể tự lắp đặt các thiết bị một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần tới sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia.
  • Thời gian thi công ngắn: Do lắp đặt đơn giản, quá trình thi công cũng vô cùng nhanh chóng. Thông thường chỉ cần 1 – 2 ngày là có thể hoàn thiện hệ thống nhà thông minh.
  • Dễ dàng mở rộng hệ thống nhà thông minh: Người dùng có thể dễ dàng cài đặt thêm các thiết bị mới vào hệ thống nhà mà không cần phải kéo dây hay nâng cấp phần mềm.

– Nhược điểm

  • Phạm vi hệ thống bị hạn chế: Việc điều khiển các thiết bị trong hệ thống phụ thuộc vào các kết nối không dây như Wifi, Zigbee, Ble Mesh… Tuy nhiên, độ ổn định của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi một số vật liệu như kim loại, bê tông, gỗ… tại công trình và khoảng cách giữa các thiết bị với nhau.
  • Hạn chế trong tích hợp các thiết bị khác nhau: Hiện nay, các thiết bị nhà thông minh sử dụng nhiều giao thức kết nối khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng không tương thích của một số thiết bị tới từ các nhà sản xuất khác nhau, gây ra khó khăn khi người dùng cố gắng quản lý đồng thời nhiều thiết bị thông minh. 
  • Hoạt động của nhà thông minh không dây có thể bị gián đoạn nếu kết nối mạng gặp sự cố: Với hệ thống nhà thông minh không dây, mạng wifi không ổn định có thể làm gián đoạn việc điều khiển và truyền tải dữ liệu.
  • Mạng wifi, ble,… có thể bị tấn công hoặc lợi dụng để xâm nhập vào hệ thống, gây ra các vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin nếu sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thông tin.

Tuy nhiên, các hạn chế trên đều có thể được giải quyết với bộ điều khiển trung tâm trong nhà thông minh đủ mạnh mẽ, nâng cấp về phần cứng ưu việt để có thể truyền tải dữ liệu nhanh hơn, hoạt động mượt mà hơn trong các không gian lớn. Thêm vào đó, ưu tiên sử dụng bộ điều khiển trung tâm có thể đa dạng các giao thức kết nối sẽ khiến bạn dễ dàng điều khiển nhiều thiết bị theo nhu cầu. Các sản phẩm chất lượng, hệ thống thông tin được lưu trữ an toàn trên Cloud với server đặt tại Việt Nam chắc chắn sẽ là lời giải cho những phân vân của người dùng đang có ý định sử dụng nhà thông minh không dây.

2.2. Động lực phát triển của phân khúc nhà thông minh không dây

Nhà thông minh không dây được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai. Động lực của sự phát triển này đến từ việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Các công nghệ kết nối thúc đẩy nhà thông minh không dây phát triển
Các công nghệ kết nối thúc đẩy nhà thông minh không dây phát triển

Nổi bật là công nghệ kết nối không dây Zigbee với các ưu điểm vượt trội hơn hẳn các chuẩn truyền thông Wifi hay Ble. Zigbee có mức tiêu thụ điện năng rất thấp, phù hợp với các thiết bị cảm biến, công tắc, ổ cắm… Với phạm vi hoạt động xa hơn Ble, Zigbee dễ dàng tạo kết nối ổn định với các thiết bị trong không gian lớn. Zigbee cũng có tính tương thích cao, cho phép thêm các thiết bị mới vào mạng mà không cần thay đổi bộ định tuyến. 

Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự ra đời của chuẩn truyền thông hoàn toàn mới – Matter. Giao thức Matter là một tiêu chuẩn kết nối mới nhất được phát triển để giải quyết hạn chế trong tương tác, tích hợp các thiết bị thông minh. Được xây dựng và phát triển bởi các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Apple, Amazon, Samsung… Giao thức này đem lại sự chuẩn hóa, tương thích giữa các thiết bị thông minh tới từ các nhà sản xuất khác nhau.

Nhằm đáp ứng xu hướng thị trường, đưa ra “lời giải” ưu việt hơn để khắc phục các hạn chế của nhà thông minh không dây, Lumi đã phát triển sản phẩm mới – bộ điều hành trung tâm HC Premium. Sở hữu cấu hình mạnh mẽ, vận hành vượt trội, thiết bị “đầu não” này truyền tải dữ liệu nhanh hơn, hoạt động mượt mà hơn trong các không gian rộng. Với đa dạng chuẩn giao thức truyền thông Ble Mesh, Zigbee, Wifi, bộ điều khiển trung tâm Premium cho phép người dùng dễ dàng điều khiển nhiều thiết bị theo nhu cầu. Đặc biệt, sản phẩm có khả năng cập nhật giao thức Matter trong tương lai, cam kết đi đầu xu hướng, đón nhận những công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường. Kết hợp cùng việc mã hóa thông tin, lưu trữ trên Cloud với Server tại Việt Nam, bộ não trong nhà thông minh Premium sẽ hướng người dùng tới cuộc sống tiện nghi, tăng cường an ninh và an toàn.

Khách hàng mong muốn tìm hiểu về sản phẩm có thể theo dõi thông tin chi tiết tại fanpage Nhà thông minh Lumi và video giới thiệu sản phẩm vào 10h ngày 16/8/2023.

 

Trả lời