nhà thông minh lumi

Đăng xuất

       Cài đặt kịch bản

Đập Hộp Cảm Biến Bật Tắt Đèn Khi Có Người

Cảm biến bật tắt đèn khi có người được sử dụng thay những công tắc cơ thông thường. Cảm biến bật tắt đèn khi có người hay cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt,.. là thiết bị tự động bật đèn khi có người đi vào khu vực cảm ứng và tắt đèn khi người đi ra khỏi khu vực cảm ứng, thông qua sóng hồng ngoại mà người đó phát ra. Để có thể hiểu rõ chi tiết về các mẫu cảm biến này, hãy tham khảo ngay thông tin đập hộp dưới đây của chúng tôi.

Các loại cảm biến hồng ngoại bật tắt đèn

Trước khi đi vào đập hộp những mẫu cảm biến mới nhất của Lumi, chúng ta sẽ tìm hiểu qua các mẫu cảm biến bật tắt đèn hiện nay trên thị trường. Cụ thể gồm 2 loại cảm biến hồng ngoại sau:

  • Cảm biến phát hiện người chủ động (IR). Khi một đối tượng tiếp cận, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu hồng ngoại chiếu vào đối tượng đó. Sau đó, tín hiệu này sẽ được phản xạ trở lại và cảm biến sẽ nhận dạng được đối tượng đó.
  • Cảm biến phát hiện người thụ động (PIR). Cảm biến này không phát ra tia hồng ngoại mà tự động dò tìm và nhận tín hiệu hồng ngoại từ các vật khác xung quanh. Từ đó, cảm biến sẽ phát hiện được sự hiện diện của người trong phạm vi quét của nó.

Ứng dụng cảm biến hồng ngoại bật/tắt đèn

Cảm biến hồng ngoại cho đèn giúp tiết kiệm điện cho người sử dụng. Đồng thời người già và trẻ nhỏ có thể tránh tiếp xúc với nguồn điện, đảm bảo an toàn. Cũng như tiện lợi khi hoạt động trong nhà vào buổi tối. Chính vì vậy chúng thường được ứng dụng để lắp đặt cho các không gian như:

  • Không gian gia đình: phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, văn phòng làm việc, hành lang, thang máy, nhà kho…
  • Không gian công cộng: sân bay, trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, siêu thị và các tòa nhà cao tầng.

Ví dụ: Vào ban đêm, khi bạn trở về nhà, chỉ cần bước vào hành lang đèn sẽ tự động bật đèn theo từng bước chân của bạn. Nhờ vậy, công tắc cảm biến bật tắt đèn sẽ giúp bạn di chuyển dễ hơn và dễ dàng mở cửa vào nhà. Hay khi đi vào phòng vệ sinh không cần mò mẫm công tắc trong bóng tối để bật đèn và quên tắt đèn phòng khi đi ra.

Với những ưu điểm như vậy, Nhà thông minh Lumi sẽ tiến hành đập hộp 2 loại cảm biến hồng ngoại cho đèn của Lumi, để các độc giả có thể hiểu hơn về chi tiết cũng như cấu hình của hai mẫu cảm biến người ra vào giúp hiểu thêm về thiết bị này.

Video cận cảnh đập hộp cảm biến bật tắt thông minh của Lumi

1. Cảm biến hồng ngoại bật tắt đèn Zigbee

1.1 Thông số kỹ thuật cảm biến chuyển động hồng ngoại

Nguồn điện  220V AC hoặc pin CR2477 3.3 V 1A
Nhiệt độ hoạt động  0℃ – 50℃
Truyền thông  Zigbee
Dải đo ánh sáng  0 – 10000 lux
Khối lượng  40 gram
Góc phát hiện chuyển động  92 – 102

1.2 Nguyên lý cảm biến vật cản hồng ngoại

  • Thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng và thông báo về bộ điều khiển trung tâm.
  • Phát hiện chuyển động: Đèn chỉ thị sáng xanh, nháy nhanh 2 lần.
  • Nếu không có tín hiệu chuyển động: Đèn chỉ thị nháy xanh theo chu kỳ 2s/1 lần.
Cảm biến hồng ngoại bật tắt đèn Zigbee
Cảm biến hồng ngoại bật tắt đèn Zigbee Lumi

1.3 Đặc điểm nổi bật

  • Cảm biến chuyển động hồng ngoại có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, màu trắng, được đặt trong hộp có in logo Lumi.
  • Thân và vỏ làm từ nhựa chống cháy PP, an toàn cho người sử dụng. Được sử dụng để kích hoạt các thiết bị khác trong hệ thống, thông qua bộ điều khiển trung tâm.

cam bien hong ngoai bat den

  • Khi gắn cảm biến chuyển động hồng ngoại bật đèn Lumi tại các vị trí như hành lang, cửa ra vào, cổng,…
  • Bạn có thể cài đặt cho cảm biến truyền lệnh mở, tắt đèn khi phát hiện chuyển động. Đối với trẻ nhỏ, hay người già sẽ đảm bảo an toàn khi di chuyển vào buổi tối.
  • Tích hợp cảm biến đo ánh sáng giúp cảm biến người ra vào có thể theo dõi độ sáng trong phòng theo thời gian thực với mắt cảm ứng bật tắt đèn.
  • Với tính năng này, có thể cài đặt lệnh tự động đóng rèm khi trời quá sáng, hoặc tự động mở rèm khi trời quá tối vào khoảng thời gian ban ngày.

cảm biến hồng ngoại bật đèn

  • Bộ phụ kiện của cảm biến hồng ngoại bật đèn bao gồm: phụ kiện che mắt cảm biến, bộ chuyển đổi nguồn, mạch cảm biến và lớp vỏ bọc.

2. Cảm biến hồng ngoại cho đèn gắn trần

2.1 Thông số kỹ thuật cảm biến hồng ngoại cho đèn gắn trần

Nguồn điện  220V AC
Nhiệt độ hoạt động  0℃ – 50℃
Truyền thông  Zigbee
Dải đo ánh sáng  0 – 10000 lux
Khối lượng  110 gram
Góc phát hiện chuyển động  92° – 102°

2.2 Nguyên lý cảm biến vật cản hồng ngoại

  • Thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng sẽ tự động bật đèn và tự động tắt đèn khi không có chuyển động.
  • Đèn chỉ thị được sử dụng để báo trạng thái của thiết bị.
  • Nháy xanh: Có chuyển động.
  • Sáng xanh: Khi không có chuyển động.
Cảm biến chuyển động hồng ngoại gắn trần
Cảm biến hồng ngoại cho đèn gắn trần

2.3 Đặc điểm nổi bật

  • Cảm biến hồng ngoại tắt mở đèn gắn trần được làm bằng nhựa chống cháy PP.
  • Thiết kế tinh tế với đường bo tròn sang trọng, màu trắng mang đến nét hiện đại của sản phẩm.
  • Các biểu tượng con mắt có tính tương tác cao. Sử dụng nguồn điện chuẩn 220V, tự động bật đèn khi có người chuyển động trong vùng cảm ứng.
Mặt trên cảm biến hồng ngoại cho đèn gắn trần
Mặt trên cảm biến hồng ngoại cho đèn gắn trần
  • Tích hợp tính năng cảm biến ánh sáng và khả năng điều chỉnh thời gian chờ tắt tự động, khi không có chuyển động trong vùng cảm ứng. Với góc che mắt cảm biến tối ưu:
    • Góc nhận diện 72°-92°
    • Góc nhận diện 30°-102°hoặc 30°- 92°
    • Góc nhận diện 46°-102°hoặc 51°- 92°
  • Cảm biến được ứng dụng tại khu vực trong phòng, ngoài hành lang, khu vệ sinh của các bệnh viện, khách sạn, nhà ở, trường học … tránh tình trạng người dùng quên tắt đèn khi ra vào.

Cảm biến chuyển động tắt mở đèn

  • Bộ phụ kiện bao gồm: Phụ kiện gắn trên tường, phụ kiện gắn âm trần, mắt cảm biến và mạch, mạch cảm biến về ngưỡng ánh sáng và thời gian tắt thiết bị, phụ kiện che mắt cảm biến.

3. Đập hộp cảm biến hồng ngoại (IR) Bluetooth

3.1 Thông số kỹ thuật

Nguồn điện  220V AC
Nhiệt độ hoạt động  0℃ – 50℃
Truyền thông  Bluetooth
Dải đo ánh sáng  0 – 10000 lux
Khối lượng  110 gram
Góc phát hiện chuyển động  92° – 102°

3.2 Nguyên lý cảm biến vật cản hồng ngoại

  • Thiết bị cảm biến chuyển động sẽ phát hiện chuyển động của người trong vùng cảm ứng và gửi tín hiệu thông báo đến bộ điều khiển trung tâm.
  • Khi có chuyển động, đèn chỉ thị sẽ sáng xanh và nhấp nháy nhanh chóng 2 lần.
  • Nếu không có tín hiệu chuyển động, đèn chỉ thị sẽ nhấp nháy xanh theo chu kỳ 2 giây mỗi lần.
Đập hộp cảm biến hồng ngoại (IR) Bluetooth
Đập hộp cảm biến hồng ngoại (IR) Bluetooth

3.3 Đặc điểm nổi bật

  • Cảm biến chuyển động hồng ngoại Bluetooth có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, màu trắng và được trang trí với logo Lumi trên bề mặt hộp
  • Vỏ và thân làm bằng nhựa chống cháy PP, đây là một sản phẩm an toàn cho người sử dụng.
  • Cảm biến chuyển động hồng ngoại này được sử dụng để kích hoạt các thiết bị khác trong hệ thống thông qua bộ điều khiển trung tâm.
  • Cài đặt cảm biến truyền lệnh mở/tắt đèn khi phát hiện chuyển động để đảm bảo an toàn cho trẻ em và người già.
  • Tích hợp cảm biến đo ánh sáng để theo dõi độ sáng trong phòng và bật/tắt đèn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cảm biến bật tắt đèn khi có người hồng ngoại (IR) với công nghệ truyền thông Zigbee hoặc Bluetooth. Cảm biến chuyển động hồng ngoại giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng đèn và tiết kiệm năng lượng.Để tìm hiểu thêm về những điểm nổi bật và hạn chế của cảm biến hồng ngoại tắt mở đèn tại đây.

Trả lời